Tết Trung thu là tết của các bạn thiếu nhi mong chờ nhất và cũng là ngày để chúng ta đoàn tụ bên gia đình. Các mẹ thường sẽ chuẩn bị sắm sửa mâm cỗ để cúng tổ tiên. Và sau đó các bạn nhỏ sẽ được phá cỗ dưới ánh sáng của trăng ngày rằm. Hôm nay, điện máy Mạnh Thắng sẽ hướng dẫn các nàng dâu mới cách bày trí mâm cỗ Trung thu. Để các nàng có thể chinh phục mẹ chồng vào đúng dịp Trung thu năm nay nhé!
Ý nghĩa của mâm cỗ Trung thu

Để có thể trang tí được mâm cỗ bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của mâm cỗ Trung thu. Một mâm cỗ hoàn chỉnh bao gồm những thứ sau đây:
Lư hương, hương, nến, muối, gạo.
Gà luộc, xôi chè, cháo,…
Bánh nướng, bánh dẻo. Bánh nướng và bánh dẻo là 2 loại bánh tượng trưng lời cảm tạ đất trời. Hai loại bánh mang 2 ý nghĩa khác nhau nhưng lại đều thể hiện cho tình cảm gắn kết của gia đình.
Mâm ngũ quả gồm có:
- Nải chuối
- Quả lựu: cho sự may mắn
- Quả mãng cầu: cho sự sinh sôi, nảy nở
- Quả hồng: tượng trưng cho hy vọng
- Quả bưởi: cho những điều tốt lành, vẹn toàn, đủ đầy
Hoa tươi: bạn có thể mua hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền,…
Trà mạn là một thức uống khi ăn với bánh trung thu sẽ tạo ra hương vị thơm ngon khó quên
Đèn ông sao: đèn ông sao 5 cánh là tượng trưng có ngũ hành. Bao gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mặt khác, đèn còn tượng trưng cho Mặt Trăng ở giữa và các vì tinh tú vây quanh trong hội trăng rằm. Người xưa tin rằng thắp đèn ông sao có thể xua đuổi ma quỷ, cầu mong may mắn, bình an.
Ngoài đèn ông sao, chúng ta còn có thể thấy các loại đèn khác như đèn cá chép, đèn kéo quân,…

Cách bày trí mâm cỗ Trung thu
Mỗi vùng sẽ có những cách sắp xếp, bày trí mâm cỗ khác nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách bày trí mâm cỗ một cách đơn giản nhất nhé!
Để xếp được một mâm ngũ quả đẹp cần để ý những nguyên tắc sau đây. Trên mâm cần lưu ý quả màu lạnh sẽ được xếp xen kẽ với các quả màu nóng tạo nên bố cục hài hòa. Quả nóng mang tính dương, quả lạnh mang tính âm, thể hiện sự cân bằng âm dương đất trời.
Bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Khi bày mâm quả, nên xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh.
Để tạo tính thẩm mỹ cho mâm ngũ quả bạn có thể tỉa các loại quả thành các hình dạng khác nhau. Như quả buổi làm thành con chuột, múi buổi làm thành hình con chó,…
Khi xếp mâm ngũ quả, ta xếp vào chính giữa ban. Rồi lần lượt các bên sẽ là hoa, bánh trung thu, đèn, nến, rượu,…
Bố cục mâm cỗ Trung thu cũng được lưu ý, có sự bố cục trước sau, trái phải hài hòa, cân bằng, ít bị lệch. Nên có điểm nhấn, điểm trọng tâm của toàn mâm cỗ. Khi bày mâm cỗ Trung thu cần bày khung chính trước, các điểm trọng tâm trước rồi mới đến các yếu tố phụ khác.

Chúng tôi đã giới thiệu với các bạn cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu. Chúc các bạn sẽ thành công với những mẹo nhỏ trên. Mọi ý kiến đóng góp hãy để dưới bình luận, cảm ơn tất cả các bạn!