Lươn là một thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Lươn có thể làm thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Hôm nay Điện máy Mạnh Thắng sẽ giới thiệu với các bạn 3 cách chế biến lươn với nồi cháo – phở.

Miến lươn
Chuẩn bị nguyên liệu
Lươn
Miến
Giá đỗ
Bột ngô
Rau răm, hành lá
Các loại củ: hành tây, hành tím, gừng
Gia vị: muối, dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

Sơ chế nguyên liệu
Lươn bạn có thể mua làm sẵn hoặc cũng có thể đem về nhà và tự tay sơ chế. Sơ chế lươn tốn khá nhiều thời gian, đầu tiên các bạn rửa với nước sạch. Sau đó đem ngâm với muối, đậy vung lại, đợi khi lươn không giãy nữa là được. Lươn đem đi rửa kỹ lại một lần nữa rồi tiến hành lọc thịt. Dùng dao sắc mổ dọc thân lươn, và nhẹ nhàng tách xương và thịt ra hai phần. Phần đầu và phần thịt bỏ riêng ra.
Miến ngâm với nước lạnh khoảng 1 tiếng cho mềm, sau đó vớt ra để ráo.
Rau răm, hành lá bỏ gốc, nhặt hết lá úa. Sau đó đem đi rửa sạch, để ráo và cắt thành các đoạn nhỏ.
Hành tây lột vỏ, rửa sạch và thái thành các sợi mỏng.
Nấu nước dùng
Các bạn chuẩn bị nồi nấu phở chuyên dụng, cho nước vào nồi và cho phần đầu và phần xương lươn vào đun cùng. Nước dùng miến bạn sẽ cho thêm hành tím và gừng đập dập vào, giúp nước dùng thơm ngon hơn.
Trong quá trình đun nước dùng, nếu có bọt trên bề mặt, dùng muôi vớt bọt ra. Đun nước khoảng tầm 30 phút các bạn nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn: 2 thìa hạt nêm, 2 thìa nước mắm.
Ướp và chiên lươn
Lươn sau khi lọc, bạn lấy phần thịt đi ướp với một chút mắm, một chút hạt tiêu và hành tím băm nhỏ.
Sau khi ướp 10 phút bạn đem đi chiên vàng. Chuẩn vị một chiếc chảo, đun nóng chảo sau đó cho dầu vào. Lươn trước khi chiên bạn đem lươn đi nhúng qua một lớp bột ngô, cho lươn được vàng óng hơn.
Khi chiên các bạn nên chiên ngập dầu, chiên không quá nhiều miếng cùng một lúc, sẽ bị dính vào nhau. Chiên không chiên non quá sẽ không có độ giòn của lươn.

Thành phẩm
Đem chần miến, chần giá đỗ và hành tây. Không chần chín quá, đồ ăn sẽ bị nát. Chuẩn bị một chiếc tô, cho miến vào tô phía trên có lươn chiên, hành tây giá đỗ chần, hành phi và hành lá, rau răm. Sau đó lấy muôi múc nước dùng vào, vậy là chúng ta đã hoàn thành món miến lươn thơm ngon.
Cháo lươn
Chuẩn bị nguyên liệu
Xương ống lợn
Lươn đồng
Gạo
Hành lá, rau răm, hành tím
Bột nghệ (có thể sử dụng nghệ tươi)
Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu.

Sơ chế nguyên liệu
Gạo các bạn vo 2 – 3 lần, sau đó đem đi ngâm với nước ấm tầm 90 phút.
Rau răm, hành lá bỏ gốc, nhặt hết lá úa. Sau đó đem đi rửa sạch, để ráo và cắt thành các đoạn nhỏ.
Sơ chế lươn: Sơ chế lươn tốn khá nhiều thời gian, đầu tiên các bạn rửa với nước sạch. Sau đó đem ngâm với muối, đậy vung lại, đợi khi lươn không giãy nữa là được. Lươn đem đi rửa kỹ lại một lần nữa rồi tiến hành đem đi luộc. Luộc xong các bạn gỡ phần thịt bỏ riêng, phần xương bỏ riêng. Với phần xương các bạn đem đi giã hoặc xay để lấy nước nấu cháo.
Xương ống lợn rửa sạch chần qua với nước nóng cho bớt mùi hôi. Cho xương vào nồi cháo, đổ nước ngập xương, thêm 3 củ hành tím đập dập. Các bạn sẽ đun khoảng 1 tiếng để nước dùng được ngọt hơn.
Xào lươn
Để lươn được đậm đà hơn trước khi xào các bạn đem đi ướp với một chút hạt nêm, một chút nước mắm. Ướp cùng với hành tím băm nhỏ, 1/2 thìa bột nghệ cho lên màu đẹp hơn.
Chuẩn bị một chiếc chảo, cho lên bếp đun nóng, khi chảo nóng các bạn cho vào chảo một chút dầu ăn. Khi dầu nóng, cho phần thịt lươn đã ướp vào xào cùng, đến khi nào lươn săn lại thì các bạn tắt bếp.
Nấu cháo
Nồi hầm xương các bạn vớt hết xương ra ngoài, sau đó đổ phần nước lọc xương lươn vào đun cùng. Để cháo được mềm mịn, sánh mịn hơn các bạn hãy dùng nồi nấu cháo chuyên dụng. Cho gạo đã ngâm vào nấu, nấu đến khi cháo mềm mịn, sệt lại là được. Nếm nếm lại gia vị phù hợp với khẩu vị của bạn.

Thành phẩm
Múc cháo ra tô, cho thịt lươn lên trên cùng với rau răm, hành lá. Khi ăn cho thêm một chút hạt tiêu xay cho thơm.
Súp lươn
Chuẩn bị nguyên liêu
Xương ống lợn
Lươn đồng
Hành lá, rau răm, hành tím
Bột năng
Điều khô
Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu.

Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế lươn
Lươn khi mua về đầu tiên các bạn rửa với nước sạch. Sau đó đem ngâm với muối, đậy vung lại, đợi khi lươn không giãy nữa là được. Lươn đem đi rửa kỹ lại một lần nữa rồi tiến hành đem đi luộc. Luộc xong các bạn gỡ phần thịt bỏ riêng, phần xương bỏ riêng. Với phần xương các bạn đem đi giã hoặc xay để lấy nước nấu nước dùng.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Xương ống lợn rửa sạch chần qua với nước nóng cho bớt mùi hôi. Cho xương vào nồi cháo, đổ nước ngập xương, thêm 3 củ hành tím đập dập. Các bạn sẽ đun khoảng 1 tiếng để nước dùng được ngọt hơn.
Rau răm, hành lá bỏ gốc, nhặt hết lá úa. Sau đó đem đi rửa sạch, để ráo và cắt thành các đoạn nhỏ.
Xào lươn với dầu điều
Chuẩn bị một chiếc chảo đặt lên bếp cho vào chảo một chút dầu ăn, đợi dầu nóng cho hạt màu điều vào. Đun đến khi thấy hạt màu điều ra màu đẹp mắt các bạn tắt bếp, dùng rây lọc chắt phần nước màu điều ra.
Đun tiếp phần dầu điều, cho thêm một chút hành tím băm nhỏ. Cho phần thịt lươn vào xào đều tay cho thịt lươn thấm đều màu. Cho vào chảo thêm 1/2 thìa hạt nêm, 1/2 thìa nước mắm, thì lươn săn lại thì tắt bếp.
Nấu súp lươn

Cho phần nước ninh xương vào một chiếc nồi nấu súp, đun sôi lại một lần nữa. Sau đó các bạn pha bột năng với nước, hòa tan lên rồi đổ vào nồi nước dùng. Đến khi nào sệt đặc lại, cho lươn đã xào vào, cùng theo đó là hành răm.
Thành phẩm
Một bát súp lươn bổ dưỡng, ăn cùng với chút hạt tiêu xay và hành khô. Súp lươn sền sệt, không bị tanh mùi lươn chắc chắn sẽ là một món ngon cho gia đình bạn.
Kết luận
Miến lươn, cháo lươn, súp lươn là những món ăn dễ làm từ lươn thơm ngon. Chúc các bạn thành công với 3 cách chế biến lươn với nồi cháo – phở với những công thức đơn giản.
Nếu có cách chế biến lươn ngon hơn, hay hơn, dễ làm hơn thì hãy để lại bình luận phía dưới.