Hương vị béo ngậy, mềm dẻo của bánh đúc nóng hổi hòa quyện với vị bùi ngậy của hạt lạc tạo ra những mùi vị hấp dẫn khó quên. Sau đây chúng ta hãy cùng vào bếp tìm hiểu cách làm bánh đúc lạc đơn giản tại nhà nhé.
Cách làm bánh đúc lạc sử dụng vôi
Sử dụng vối để giúp bánh có độ cứng hơn, giòn hơn. Đây cũng là cách làm truyền thống mọi người hay sử dụng.
Nguyên liệu làm bánh
Lạc
Bột gạo
Vôi bột
Nước lọc
Bột năng
Muối
Dầu ăn

Các bước làm bánh
Ngâm lạc
Lạc ngâm với nước lạnh khoảng 5-6 tiếng. Sau đó bỏ vào nồi, thêm chút muối rồi luộc chín, vớt ra để ráo nước.

Trộn bột
Lấy 50g vôi bột hòa với 250g nước. Đợi vôi lắng xuống rồi gạn lấy phần nước trong.

Cho vào nồi 50g bột năng,500g bột gạo, một chút dầu ăn, muối, 750g nước lọc và phần nước vôi và nước luộc lạc đã gạn được vào khuấy đều.

Khuấy chín bột
Bắc nồi lên bếp nấu với lửa vừa. Khi hỗn hợp đã sôi thì hạ lửa nhỏ xuống, khuấy đều tay và liên tục khoảng 20-30 phút thì bột đặc dần, có màu nâu nhạt. Lúc này cho lạc đã chín vào khuấy đều thêm 5-10 phút nữa rồi tắt bếp.

Đổ hỗn hợp bột lạc ra mặt phẳng rộng như mâm hay lá chuối. Dàn bột đều ra cho có độ dày khoảng 1-1,5cm. Đợi đến khi bột nguội hẳn rồi cắt thành từng bánh.

Cách làm bánh đúc lạc không cần vôi
Nguyên liệu làm bánh đúc lạc
Lạc
Bột gạo lọc
Bột khoai tây
Nước
Dầu ăn
Đường
Tương bần
Muối
Nước cốt chanh

Các bước làm bánh đúc lạc
Ngâm lạc
Ngâm lạc trong nước khoảng 5-6 tiếng (có thể ngâm qua đêm để không cần phải đợi). Sau khi ngâm xong đổ nước đi và rửa lại sạch.
Cho lạc vào nồi nước sôi nấu khoảng 2-3 phút, sau đó chắt lạc lại và đổ nước đi.
Tiếp tục cho lạc vào nồi luộc cùng với chút muối cho đến khi chín thì vớt ra rồi để ráo nước. Nước luộc lạc giữ lại.
Trộn bột bánh đúc lạc
Cho vào bát 130g bột khoai tây, 130g bột gạo lọc và 500ml nước, khuấy đều lên.
Sau đó, để tầm 30 phút cho bột nghỉ. Bước này sẽ giúp cho bột có sự đàn hồi và mềm hơn.
Hết 30 phút, bạn lấy phần nước luộc lạc còn nóng đổ từ từ vào bột đã trộn, vừa đổ vừa khuấy đều. Chú ý không đổ hết vào luôn mà phải đổ từ từ, vì như vậy sẽ giúp bột có độ chín đều.
Khuấy chín bột
Bắc nồi lên bếp, đổ phần bột đã chuẩn bị vào nồi và quấy liên tục với lửa vừa. Khi thấy đã có hơi nước bốc lên, bột dính ở đáy nồi thì hạ lửa nhỏ xuống, tiếp tục khuấy đều tay.
Khuấy đến khi bột trở nên đặc, mịn hơn thì tăng lửa lên một chút và quấy liên tục cho đến khi bột dẻo quánh, có màu trong hơn và tạo thành khối.
Cho thêm 1 thìa dầu ăn, tiếp tục khuấy cho bột trong hơn, dẻo, cô đặc lại và sôi lên.
Cho lạc vào hỗn hợp bột trộn đều. Lúc này bột đặc, tạo thành khối nên rất khó trộn, bạn có thể dùng máy đánh trứng để trộn cho dễ dàng hơn.
Sau khi bột đã đặc lại, không chả thì có nghĩa là bột đã đạt yêu cầu. Chúng ta sẽ tắt bếp.
Đổ hỗn hợp bột lạc ra mặt phẳng rộng như mâm hay lá chuối. Dàn bột đều ra cho có độ dày khoảng 1-1,5cm. Đợi đến khi bột nguội hẳn rồi cắt thành từng bánh.
Cách pha nước chấm tương bần
Cho 2 thìa cà phê tương bần, 1 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê nước lọc hoặc nước ấm, thêm một ít nước cốt chanh rồi khuấy thật đều. Vậy là bạn đã hoàn thành và dùng để chấm bánh được rồi.
Ngoài ra bạn có thể ăn cùng với mắm tôm cũng rất ngon nha.
Các bạn có thể tham khảo dòng Tủ Hấp đa năng Mạnh Thắng đa dạng kích cỡ. Các bạn có thể nấu cơm, hấp bánh, giò chả hải sản,…

Trên đây là 2 cách làm bánh đúc lạc thơm ngon mà Mạnh Thắng chia sẻ. Chúc các bạn thành công!