Cách nấu cháo lòng bằng nồi nấu cháo

Cháo là một món dễ ăn, cháo mềm bổ dưỡng, bạn có thể ăn tất cả các bữa trong ngày. Cháo thì có nhiều loại cháo như cháo gà, cháo trai, cháo chim bồ câu,… Và có một món cháo có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, có mùi thơm rất đặc trưng đó là món cháo lòng. Để có thể làm nên một bát cháo lòng thơm ngon cần rất nhiều thời gian. Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách nấu cháo lòng bằng nồi nấu cháo nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo tẻ, gạo nếp

Xương ống heo

Tiết heo

Nội tạng heo: tim, lòng già, lòng non, dạ dày, gan

Các loại rau gia vị: hành lá, hành khô, tía tô, mùi tàu, gừng

Gia vị: nước mắm, muối tiêu, hạt nêm

Nguyên liệu nấu cháo lòng

Cháo lòng có nguyên liệu chính là lòng dồi heo, trước tiên các bạn cần phải chuẩn bị lòng dồi heo đã chín.

Dồi heo bạn có thể mua sẵn ở chợ cũng có thể làm tại nhà. Bạn mua cuống họng, phổi, mỡ lợn về làm sạch xay nhuyễn rồi trộn với tiết và các loại rau gia vị. Sau khi chuẩn bị nhân, bạn đem đi nhồi lòng và bắt đầu hấp. Cách làm chi tiết bạn có thể tham khảo công thức: Cách làm lòng ngon tại nhà.

Lòng dồi heo

Chọn nguyên liệu ngon

Chọn gạo: Gạo bạn nên chọn những loại gạo ngon, hạt gạo chắc mẩy, có màu trắng ngà.

Xương và nội tạng heo: Khi ra chợ bạn nên chọn những hàng nào quen biết. Chọn mua những phần xương tươi có màu đỏ hồng. Nội tạng heo chọn những phần không có mùi hôi, màu sắc không nhợt nhạt.

Tiết heo chọn mua những phần tiết mới mổ, màu tiết không bị thâm có màu đỏ tươi. Không lên mua những phần tiết có váng trên bề mặt hoặc tiết đã bắt đầu đông lại.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế gạo nếp và gạo tẻ

Sơ chế gạo

Gạo nếp và gạo tẻ sau khi mua về các bạn nhặt hết những hạt gạo chất lượng kém. Chuẩn bị một chiếc tô to để vo gạo loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên gạo, bạn sẽ vo gạo từ 2 – 3 lần. Sau khi vo gạo xong, bạn đem gạo đi ngâm với nước lạnh khoảng 6 tiếng, nếu được có thể ngâm gạo qua đêm.

Khi gạo đã được ngâm, bạn chuẩn bị một chiếc giá để vớt gạo để ráo. Để gạo khi nấu được nhỏ và mềm hơn, chúng ta sẽ giã gạo nhỏ ra. Chuẩn bị một chiếc cối và một chiếc chày để giã dập gạo.

Sơ chế phần nội tạng và xương

Phần lòng non phải làm thật sạch không khi ăn sẽ bị đắng và có mùi hôi. Lòng non để được sạch sẽ, bạn lột mặt trong ra, bóp nhiều lần với muối và chanh để bỏ chất nhớt của lòng. Ta làm đi làm lại việc làm sạch lòng từ 4 – 5 lần khi thế lòng mới sạch hoàn toàn được. Để lòng hết mùi, bạn bóp lòng với rượu, sau đó rửa sạch qua vòi nước.

Sơ chế dạ dày cũng như sơ chế lòng non. Đầu tiên bạn lộn trái dạ dày lợn, rửa trực tiếp với nước. Tiếp tục cho muối vào, chà xát mạnh tay để tiếp tục làm sạch dạ dày, để dạ dày ra hết nhớt, bóp kỹ các nếp gấp. Dùng dao cạo sạch các mảng bám trên dạ dày sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp tục vắt vài miếng chanh và chà xát với dạ dày trong 10 phút để làm sạch lại một lần nữa. Sau đó tiếp tục rửa sạch lại với nước.

Phần xương ống, tim, gan bạn rửa qua với nước muối và nước sạch sau đó để ráo.

Các loại rau gia vị, các bạn nhặt hết phần gốc rễ, lá úa. Sau đó rửa 3 – 4 lần nước sau đó để ráo nước.

Các bước nấu cháo lòng

Bước 1: Ninh xương và luộc nội tạng

Ninh xương và luộc nội tạng

Đặt một nồi nước lên bếp, cho thêm vài lát gừng đập dập để tiến hành chần xương. Xương sau khi trần xong các bạn rửa sạch để chuẩn bị ninh xương.

Các bạn ninh xương trong vòng 2 tiếng để nước dùng có thể lấy được phần nước ngọt và thanh của xương. Ninh xương xong, vớt hết xương ra rồi cho phần nội tạng vào luộc. Lưu ý khi luộc bạn chỉ nên luộc chín tới, luộc lâu nội tạng sẽ bị khô, quắt và khi ăn sẽ bị dai.

Phần nội tạng khi chín bạn vớt ra một tô nước đá, việc làm như vậy sẽ giúp dạ dày dai giòn hơn khi ăn. Nội tạng sau khi vớt khỏi tô nước đá, các bạn sẽ thái thành các miếng vừa ăn để ăn cùng với cháo.

Bước 2: Nấu cháo

Nước dùng nấu cháo ta sẽ dùng nước hầm xương và luộc nội tạng. Nước dùng đấy ta đổ vào nồi nấu cháo, đun lại nước đến khi nào sôi ta cho gạo đã giã vào nấu.

Các bạn sẽ ninh cháo khoảng 1 tiếng, hạt gạo khi chín sẽ nở đều, mềm mịn, sánh đậm lại. Khi cháo bắt đầu sánh, ta đổ tiết heo vào, nhanh tay khuấy đều cháo.

Trong quá trình nấu bạn lưu ý, khấy đều tay không cháo sẽ bị dính dưới đáy nồi dẫn đến việc sẽ khi khê cháo. Khi nêm nếm gia vị, bạn cho 3 thìa hạt nêm và 5 thìa nước mắm. Cho gia vị chúng ta nên cho nhạt để khi ăn có thể tăng giảm gia vị tùy theo khẩu vị của mỗi người.

Khi cháo bắt đầu cạn nước ta cho phần nội tạng vào nồi, đun khoảng 5 phút nữa thì sẽ tắt bếp.

Sau khi cháo chín phần hành lá, tía tô, rau mùi thái nhỏ, bỏ vào cháo, khuấy đều để rau được chín.

Cháo lòng ngon, dinh dưỡng

Thành phẩm

Sau vài bước làm, tuy hơi mất nhiều thời gian nhưng bạn sẽ có một món ăn thật ngon, thật bổ dưỡng. Cháo sau khi chín thơm mùi gạo, mùi lòng đặc trưng, cháo sánh mịn, ăn vào có cảm giác tan dần trong miệng. Cháo múc ra bát, ăn cùng với một chút hạt tiêu, một chút nước mắm. Một bữa ăn vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng.

Trên đây là cách nấu cháo lòng bằng nồi nấu cháo do Điện máy Mạnh Thắng chia sẻ. Chúc bạn thành công và nấu được thật nhiều bữa ăn ngon cho gia đình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger
Gọi ngay