Ý nghĩa và cách làm bánh Trung Thu

Cứ ngày 15 tháng tám (ngày rằm tháng tám) lại có một ngày là ngày Tết Đoàn Viên. Ngày mà tất cả các thành viên trong gia đình sum họp về nhà. Cùng nhau ăn bữa cơm, phá cỗ ngày Trung thu. Trên mâm cỗ của ngày này không thể thiếu được đó bánh trung thu, một chiếc bánh nướng – một chiếc bánh dẻo. Vậy bánh Trung thu có ý nghĩa gì và cách làm bánh Trung thu có khó không? Ngay bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa và cách làm bánh Trung thu các bạn nhé!

Nguồn gốc bánh Trung thu

Nguồn gốc và ý nghĩa bánh Trung thu

Nguồn gốc

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của bánh Trung thu. Theo tương truyền của các tích xưa, vào cuối thời Nguyên của nước Trung Quốc, có 2 vị tướng là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Họ là người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân, đứng lên chống lại lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật. Họ đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét mảnh giấy hẹn thời gian khởi nghĩa. Thời gian khởi nghĩa đó chính là ngày rằm tháng tám (âm lịch). Nhờ chiếc “bánh thư” như vậy, những tin tức về cuộc khởi nghĩa cũng từ đó được lan rộng ra khắp nơi.

Ý nghĩa

Hai loại bánh không thể thiếu trong ngày rằm thắng tám đó chính là bánh dẻo và bánh nướng. Hai loại bánh, hai mùi vị khác nhau chính vì vậy nó cũng có ý nghĩa khác nhau.

Bánh nướng mang một ý nghĩa đó là dù ta có trải qua bao nhiêu khó khăn trong công việc, trong cuộc sống. Thì sẽ vẫn có một nơi gọi là nhà, là gia đình đang chờ đón chúng ta. Bánh khi ăn có đủ vị mặn ngọt, chứa đủ sự ấm áp, tình cảm của gia đình.

Bánh dẻo thiên về vị ngọt thanh thể hiện tình cảm mặn nồng của vợ chồng. Màu trắng ngà của sự chung thủy, khăng khít tình cảm. Bánh dẻo là biểu tượng của vầng trăng tròn, biểu tượng cho sự đoàn viên, cho tình cảm gia đình.

Bánh thường được nặn thành 2 hình dáng phổ thông là hình tròn và hình vuông. Hình tròn mang ý nghĩa là tròn đầy, nguyên vẹn. Tượng trưng cho mặt trăng của ngày rằm, phản chiếu hạnh phúc, ấm no xuống cho mọi người. Hình vuông tượng trưng cho trời đất rộng lớn. Trên có trăng sáng, xung quanh là đất trời bao la, thể hiện sự tự do, ung dụng tự tại.

Cách làm bánh nướng – bánh dẻo

Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh

Làm bánh dẻo nhân đậu xanh

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Phần vỏ bánh: tinh dầu bưởi, bột gạo nếp và nước đường .

Phần nhân bánh:  đậu xanh tách vỏ,bột mì, dầu ăn, đường và nước. 

Phần nước đường:  đường, nước nóng đun sôi, nước cốt chanh.

Nguyên liệu làm bánh dẻo

Bước 2: Làm bánh dẻo đậu xanh

Để làm được bánh dẻo, bước đầu tiên chúng ta phải đi làm nước đường cho bánh. Cho đường vào một chiếc xong khuấy tan với nước lọc. Đun với lửa nhỏ, đến khi nước bắt đầu sôi ta hớt phần bọt khí ra. Vắt thêm một trái chanh vào, tiếp tục đun đến khi hơi xệt ta tắt bếp và để nguội.

Đậu xanh tách vỏ khi mua về các bạn nhặt hết các hạt kém chất lượng và đem đi ngâm với nước. Để đậu được mềm hơn, bạn nên ngâm đậu khoảng 6 tiếng, xong mới đem đi hấp.

Đậu xanh sau khi được hấp chín bằng nồi hấp, các bạn đem xay nhuyễn. Đậu xay xong, đem đi xen với đường và dầu ăn. Khi đường tan cho thêm bột mì và nước sên đến khi mềm mịn là được. Sau khi tắt bếp, ta để nguội và nặn thành các viên nhân.

Làm nhân đậu xanh

Làm vỏ bánh

Để có thể làm vỏ bánh, bạn đem đun phần bột gạo với nước để tạo thành một khối bột chín mềm. Bạn cần một chiếc tô lớn đụng bột nếp để việc nhào bột nhẹ nhàng hơn.

Pha nước đường với tinh dầu bưởi,cho từ từ vào phần bột nếp đã chuẩn bị. Nhào thật đều tay đến khi bột dẻo và nhuyễn mịn. Khi bột mịn thì chia thành các khối nhỏ đều nhau.

Để tạo hình bánh, bạn chuẩn bị một chiếc khuôn làm bánh. Lưu ý quá trình ép bánh cũng phải thật chặt tay.

Đặt phần bột nếp đã chia lên bề mặt phẳng, phủ một lớp bột khô nên để bánh không bị dính vào bề mặt. Cán thật mỏng bột ra, rồi đặt phần nhân đậu đã sên và chia đều vào miếng bột

Tạo hình bánh dẻo

Bước 3: Thành phẩm

Bánh sau khi ép khuôn xong sẽ cho ra chiếc bánh tròn đều như mặt trăng, màu trắng ngà. Cảm nhận bên ngoài vỏ bánh mềm mịn, có đàn hồi, dẻo. Khi ăn phần bánh sẽ tan đều trong miệng, kết hợp với ngọt ngọt của đậu xanh.

Khi ăn bánh các bạn có thể thưởng thức cùng với trà mạn. Cái ngọt của bánh kết với với vị đắng của trà sẽ tạo nên một hương vị hài hòa khó tả.

Bánh ta có thể bảo quản trong tủ túi nilon, để trong tủ lạnh có thể dùng trong khoảng 1 tuần.

Làm bánh nướng nhân đậu xanh

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Phần vỏ bánh: bột mì, bơ lạc, mật ong, dầu thực vật, nước đường bánh nướng, lòng đỏ trứng . 

Phần nhân bánh: đậu xanh tách vỏ, đường tinh luyện, bột nếp, dầu ăn.

Phần nước đường: đường, nước cốt của nửa quả chanh và nước đun sôi. 

Hỗn hợp phết mặt bánh: lòng đỏ trứng gà, sữa tươi, dầu ăn và thì cà phê nước đường bánh nướng.

Cách làm bánh nướng nhân đậu xanh

Bước 2: Làm bánh nướng đậu xanh

Để làm bánh nướng ta cũng chuẩn bị nước đường và đậu xanh đã sên như cách làm bánh dẻo.

Làm vỏ bánh nướng và nặn bánh

Trộn đều hỗn hợp gồm nước đường, 2 lòng đỏ trứng gà, mật ong, bơ đậu phộng, dầu thực vật rồi đem ủ tầm 2 tiếng. Chuẩn bị một tô lớn, đựng hỗn hợp đã chuẩn bị và cho lần lượt một mì. Ta trộn đều các hỗn hợp đến khi thành khối mịn thì đem đi ủ 30 phút.

Sau khi đạt đủ thời gian ủ bột, đem bột ra để chia thành từng khối bằng 1/2 trọng lượng của nhân bánh.

Phủ một lớp bột mì mỏng lên khuôn bánh và thớt cán để chống dính. Đem cán mỏng từng khối bột vỏ bánh. Đặt nhân vào chính giữa và gói lại sao cho lớp vỏ áo đều quanh phần nhân.

Cho bánh vào khuôn đã phết một lớp bột, tiến hành ép chặt khoảng 30 giây để bánh có tạo hình. Tiếp tục thực hiện tiếp trên phần nguyên liệu còn lại cho đến khi hoàn thành.

Làm bánh nướng nhân đậu xanh

Bước 3: Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu

Bật lò nướng hoặc nồi chiên không dầu lên để làm nóng thiết bị. Sau đó cho bánh vào khay, quét một lớp hỗn hợp phết bánh phủ măt. Sau đó cho bánh vào nướng trong 10 phút với nhiệt độ 180 độ. 

Hết 10 phút, lấy bánh ra cho nguội bớt. Rồi tiếp tục phủ lên bề mặt bánh một lớp hỗn hợp phết bánh. Sau đó nướng tiếp tầm 10 phút. Khi thấy bánh hín vàng và toả hương thơm ngào ngạt thì có nghĩa bánh đã chín.

Điện máy Mạnh Thắng đã chia sẻ với các bạn về ý nghĩa và cách làm bánh trung thu bằng nhân đậu xanh đơn giản nhất. Chúng ta đã được hiểu thêm về nguồn gốc của bánh trung thu. Chúc các bạn sẽ thành công với công thức trên và sẽ có những phút giây hạnh phúc bên người thân vào dịp Trung thu này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger
Gọi ngay